Đi Mỹ chữa bệnh có thể không đươc xem là một hoạt động điển hình của visa “khách du lịch”, tuy nhiên nếu bạn muốn đến Mỹ để thực hiện việc khám chữa bệnh, bạn cần xin visa loại B-2 tại Đại sứ quán hoặc Tổng lãnh sự quán tại Việt Nam. Để xin được visa diện này, bạn sẽ phải cần chứng minh rằng việc điều trị này là cấp thiết, ở Việt Nam bệnh của bạn chưa có nơi điều trị và dĩ nhiên bạn cũng phải chứng minh rằng bạn đủ khả năng chi trả cho chi phí y tế rất cao ở Mỹ.
Dù bạn đi khám bệnh một mình hay cùng với người thân thì bạn phải mua vé máy bay đi Mỹ giá rẻ mới có thể xin được visa đi Mỹ. Hãy chuẩn bị cho mình thật kỹ kiến thức khi nhập cảnh tại sân bay Mỹ để tránh trường hợp bị giữ lại không thể nhập cảnh do sai sót về giấy tờ.
Hướng dẫn cách xin visa đi Mỹ chữa bệnh
Giấy tờ xin visa B-2
- Mẫu Đơn xin Thị Thực Không Định cư Điện tử (DS-160).
- Hộ chiếu hợp lệ có hiệu lực ít nhất sáu tháng trước thời gian bạn định lưu trú tại Hoa Kỳ (trừ khi thỏa thuận quốc gia cụ thể cho miễn. Nếu hộ chiếu của bạn có người đi kèm, mỗi đương đơn xin Thị thực phải nộp một đơn.
- Một (1) ảnh 2"x2" (5cmx5cm) chụp trong vòng sáu tháng gần đây.
- Biên nhận thể hiện khoản thanh toán lệ phí xử lý đơn xin Thị thực không định cư không hoàn lại trị giá 160 đô la Mỹ đã được thanh toán bằng tiền tệ địa phương.
Ngoài những giấy tờ này, bạn phải xuất trình thư hẹn phỏng vấn xác nhận rằng bạn đã đặt cuộc hẹn. Bạn cũng có thể mang theo bất kỳ giấy giờ hỗ trợ nào mà bạn cho rằng sẽ hỗ trợ thông tin được cung cấp cho nhân viên lãnh sự.
Cách xin visa B-2
Bước 1: Hoàn tất Mẫu Đơn xin Thị Thực Không Định cư Điện tử (DS-160).
Bước 2: Thanh toán lệ phí xét đơn xin Thị thực.
Bước 3: Lên lịch hẹn của bạn trên trang web này. Bạn sẽ cần thông tin sau để lên lịch hẹn:
- Số hộ chiếu
- Số biên nhận từ giấy biên nhận Phí xin Thị thực. (Nhấp vào đây nếu bạn cần trợ giúp tìm số này)
- Số mã vạch gồm mười (10) chữ số từ trang xác nhận của DS-160 của bạn
Bước 4: Đến Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ vào ngày và thời gian bạn phỏng vấn xin Thị thực. Bạn phải mang theo bản in thư hẹn, trang xác nhận DS-160, một ảnh chụp trong vòng sáu tháng gần đây, hộ chiếu hiện tại và tất cả hộ chiếu cũ của bạn. Những đơn xin không có đầy đủ các giấy tờ này sẽ không được chấp nhận.
Giấy tờ hỗ trợ
Nếu bạn muốn đến Hoa Kỳ để điều trị y tế, bạn nên chuẩn bị xuất trình giấy tờ sau ngoài những giấy tờ được liệt kê ở trên và những giấy tờ mà viên chức lãnh sự có thể yêu cầu:
- Chẩn đoán y tế của bác sĩ trong nước giải thích về bản chất của căn bệnh và lý do bạn cần điều trị tại Hoa Kỳ
- Thư của bác sĩ hoặc cơ sở y tế tại Hoa Kỳ thể hiện sự sẵn sàng điều trị căn bệnh cụ thể này và nêu chi tiết về thời gian và chi phí điều trị dự kiến (bao gồm lệ phí cho bác sĩ, lệ phí nằm viện và tất cả chi phí liên quan đến y tế)
- Bản tuyên bố về trách nhiệm tài chính của các cá nhân hoặc tổ chức thanh toán chi phí đi lại, điều trị y tế và ăn ở của bạn. Các cá nhân đảm bảo thanh toán những chi phí này phải cung cấp bằng chứng về khả năng thực hiện của họ, thường bằng mẫu đơn của ngân hàng hoặc các bản sao kê khác về thu nhập/tiền tiết kiệm hoặc bản sao tờ khai thuế thu nhập đã được chứng nhận.
Nơi nộp trực tiếp xin visa đi Mỹ chữa bệnh
- Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội, Việt Nam: Địa chỉ: Tầng 2, Tháp Vườn Hồng, 170 Phố Ngọc Khánh, Hà Nội
- Tổng Lãnh sự quán Mỹ (Hoa Kỳ), Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam: Địa chỉ: Số 4 Đường Lê Duẩn, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Với những thông tin về xin visa đi Mỹ khám bệnh mà chúng tôi vừa cung cấp, nếu bạn và gia đình vẫn còn điều gì thắc mắc thì đừng ngần ngại liên hệ với văn phòng đại diện vemaybay123.vn để được tư vấn và hỗ trợ.